Kinh nghiệm mở tiệm bánh mì, lò bánh mì cho người mới bắt đầu

Với mức lợi nhuận 60-70% thì nghề làm bánh mì đang trở nên rất hấp dẫn và được nhiều người đầu tư. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người đã phải đóng cửa tiệm vì sự chuẩn bị không đầy đủ về thông tin và kỹ năng. Để tránh việc phải “phá sản” sớm thì bạn cần có những kinh nghiệm mở tiệm bánh mì dưới đây.

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì

Kỹ năng và kiến thức làm bánh

Những chiếc  bánh mì thơm ngon chính là nhân tố đầu tiên trong kinh nghiệm mở tiệm bánh mì để bạn thu hút được khác hàng. Với thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, kỹ năng làm bánh của bạn phải luôn được cải thiện và nâng cao để không bị đối thủ “hốt” hết khách hàng. Học làm bánh sẽ giúp bạn biết cách tạo ra được những chiếc bánh ngon, biết cách chọn nguyên liệu chất lượng, biết về các thiết bị máy móc hỗ trợ cần thiết.

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì1

Có nhiều phương pháp giúp bạn học được cách làm bánh và còn thành thạo được tay nghề trước khi kinh doanh. 

— Có rất nhiều các khóa học làm bánh từ cơ bản đến nâng cao, chi phí chỉ từ 3 triệu đồng. Nên đi học để có kiến thức nền tảng về nguyên liệu, cách làm, cách xử lý phát sinh trong khi làm bánh. 

— Đi học từ các nghệ thân làm bánh mì lành nghề cũng là phương án tốt. Vì họ có kinh nghiệm lâu năm, kiến thức thực tế về nghề và cách kinh doanh sao cho thu được lợi nhuận cao. 

 Ngoài ra, cần phải cập nhật thêm các kiến thức mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì1

Chọn địa điểm thích hợp 

Bánh mì là mặt hàng tiêu dùng nhanh nên bạn cần chọn một địa điểm có lưu lượng người qua lại lớn và dễ dàng để khách hàng có thể nhận biết. Bạn nên chọn một địa điểm gần với đường chính, gần ngã tư, gần các trường học, chung cư…

Ngoài chọn địa điểm ra thì tiệm bánh mì của bạn phải hấp dẫn để thu hút nhiều khách hơn. Hãy đóng những biển hiệu dễ dàng nhận dạng và chọn một cái tên thật dễ nhớ.

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì3

Hiện nay, đối với tiệm làm bánh bình thường ở thành phố cần ít nhất 20-25 m2 diện tích sàn để đặt máy móc và các  dụng cụ cần thiết để làm ra được bánh mì.

Vốn đầu tư thiết bị làm bánh mì

Nhờ sự hỗ trợ của máy móc nên việc làm bánh đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chi phí đầu tư cho các thiết bị trong dây chuyền làm bánh mì sẽ được chỉ ra chi tiết ở dưới đây!

Bộ thiết bị cơ bản: Lò nướng bánh mì, máy trộn bột, tủ ủ bột. Đây là những thiết bị không thể thiếu để bạn có thể làm ra được bánh mì. Giá bán của chúng vào khoảng:

Máy trộn bột 7kg + lò nướng bánh mì 5 khay + tủ ủ bột 16 khay

= 13tr + 36tr + 12tr = 61tr (61 triệu VNĐ)

bộ thiết bị làm bánh mì cb-01

Bộ thiết bị đầy đủ: có thêm máy sẽ bột và máy chia bổ để giúp bạn tăng năng suất lên rất nhiều:

Bộ thiết bị cơ bản + máy se bột 3 băng tải + máy chia bột 36 phần dùng điện

= 61tr + 29tr + 20tr = 110tr (110 triệu VNĐ)

Nếu bạn chưa có đủ vốn, có thể bắt đầu bằng bộ thiết bị cơ bản trước rồi sau này mở rộng thêm. Những thiết bị được ra ở đây là những thiết bị có năng suất thấp nhất, với những dòng máy có năng suất cao hơn thì con số sẽ cao hơn nhiều so với 110 triệu VNĐ.

bộ thiết bị làm bánh mì cb-02

Chi phí cho thiết bị cũng như chi phí cho thiết bị và mặt bằng sẽ rất cao, bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư.

Cần bao nhiều người để vận hành lò bánh mì?

Với các thiết bị và máy móc hỗ trợ hiện nay, nhiều tiệm bánh mì có quy mô nhỏ trên thành phố chỉ cần 2 người là có thể vận hành trơn tru. Mô hình thường thấy hiện nay là : 2 vợ chồng và 1 người hỗ trợ. Trong trường hợp 2 vợ chồng bạn không phải thợ làm bánh thì hãy thuê một người thợ làm bánh có tay nghề tốt.

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì4

Ngoài ra, nếu muốn tiến tới hướng kinh doanh chuyên nghiệp, bạn nên tuyển thêm 1-2 nhân viên nữa để phục vụ quá trình bán hàng, tư vấn lựa chọn bánh và đóng gói sản phẩm. 

Phương thức cạnh tranh

Đinh giá hợp lý: Hãy tham khảo qua giá cả của những tiệm làm bánh ở khu vực bạn định mở lò làm bánh. Sau đó chọn một mức giá hợp lý để đảm bảo có thể bán được bánh mà vẫn sinh ra lợi nhuận.

Luôn thân thiện với khách hàng: Tạo cho khách hàng của bạn cảm giác thân thiện và thoải mái khi đến mua bánh tại tiệm của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hơn và khách hàng quay lại nhiều hơn.

Tạo ra nhiều mẫu bánh mới và hấp dẫn: Liên tục đưa ra những mẫu bánh mới thơm ngon và hấp dẫn để khách hàng luôn cảm thấy thú vị khi đến mua bánh.

Dịch vụ tốt: Các cửa hàng bánh hiện nay đang dần trở nên thương mại hơn khi sử dụng dịch vụ giao hàng tại nhà, bán hàng online thu hút rất nhiều khách. Bạn nên áp dụng phương thức này để phục vụ khách hàng tốt hơn. 

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì5

Các tiệm bánh mì nhỏ tường đạt lợi nhuận vào khoảng 30 triệu/tháng. Với mức lợi nhuận 60-70% thì chỉ sau 3 tháng là tiệm bánh đã thu hồi được vốn đầu tư.

Sự cố thường gặp khi khởi nghiệp kinh doanh bánh mì

Với những thợ làm bánh mới thì sẽ không tránh khỏi làm hỏng vài ba mẻ bánh đầu tiên. Nguyên nhân hỏng bánh thì cũng muôn vàn: Do chất lượng bột không tốt; pha chế sai công thức; Ủ quá lâu hoặc chưa đủ lâu; Men chất lượng thấp hoặc hết hạn; Sử dụng máy chưa quen; Trộn quá nhiều nước hay trộn bột quá nhuyễn….

kinh nghiệm mở tiệm bánh mì6

Những lần bánh hỏng như thế sẽ đi kèm với việc bạn mất đi một khoản tiền khá đáng kể và không thu lại được một đồng nào. Nhưng bạn không được phép nản. Quan trọng là sau mỗi lần sai người thợ làm bánh phải tự rút ra kinh nghiệm để có thể làm ra được những mẻ bánh mì thơm ngon và được khách hàng đón nhận. 

Chúc bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công với kinh nghiệm mở tiệm bánh mì!

>>>Bí quyết để đạt doanh thu 4 triệu/ngày với tiệm bánh mì

_______________________________

© 2017 Lò nướng bánh mì Viễn Đông. Thiết kế Website bởi VietMoz.