Nếu bạn đang có ý định kinh doanh hoa quả sấy thì việc nắm bắt một quy trình làm trái cây sấy là điều tất yếu. Thông qua bài viết này, lonuongbanhmi.net sẽ giúp bạn điều đó, hãy cùng theo dõi nhé!
Quy trình làm trái cây sấy tại các cơ sở sản xuất
Không đơn thuần như các cách làm rau sấy khô tại nhà, với số lượng lớn hoa quả cần xử lý, để làm ra những mẻ trái cây sấy thơm ngon thì các cơ sở sản xuất cần trải qua quy trình gồm 10 giai đoạn như mô hình dưới đây:
Cụ thể ở mỗi giai đoạn của nhà kính phơi sấy nông sản cần làm những gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Giai đoạn 1,2,3: Hoa quả tươi -> Phân loại -> Rửa hoa quả
Trái cây sau khi bạn nhập về thì cần lựa chọn ra những loại quả tươi ngon, phân loại các loại trái cây khác nhau để riêng và rửa để sấy, không sấy trộn lẫn vì mỗi loại quả sẽ có nhiệt độ sấy và thời gian sấy khác nhau.
Giai đoạn 4: Chần hoa quả
Chần hoa quả là giai đoạn quan trọng trong quy trình làm trái cây sấy. Người ta thường chần hoa quả trong nước nóng hoặc hấp bằng hơi nước.
Quá trình này giúp bảo vệ phẩm chất tự nhiên của các loại hoa quả đồng thời tăng quá trình trao đổi ẩm giữa quả với môi trường xung quanh, dẫn đến rút ngắn thời gian sấy.
Ngoài ra, chần còn làm cho hoa quả tăng độ xốp, có tác dụng giữ màu, hạn chế được hiện tượng biến màu hoặc bạc màu của các loại hoa quả.
Giai đoạn 5. Xử lý hoá chất
Để tránh quá trình oxy hóa xảy ra, các cơ sở sản xuất hoa quả sấy khô thường ngâm hoa quả với các chất như axit sunfurơ, axit ascobic, axit xiric và các muối natri của axit sunfurơ (như metabunsunfit, bisunfit, sunfit…). Nhiều cơ sở lựa chọn nước chanh để ngâm vừa tiện nghi vừa an toàn.
Giai đoạn 6. Sấy hoa quả
Ở công đoạn sấy hoa quả của quy trình làm trái cây sấy trong nhà kính phơi sấy có nhiều hình thức để sấy hoa quả nhưng được áp dụng phổ biến là 4 hình thức dưới đây:
- Phơi tự nhiên
- Sấy bằng tủ sấy công nghiệp
- Sấy bằng máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời
- Sấy bằng lò sấy công nghiệp kín
Quy trình sấy khô thực phẩm và nhiệt độ sấy còn phụ thuộc vào nguyên liệu sấy và thiết bị sấy bạn sử dụng là gì.
Giai đoạn 7, 8: Phân loại –> Để nguội
Đối với nhà kính phơi sấy sau khi sấy xong, tiếp tục quy trình làm trái cây sấy chúng ta sẽ tiến hành phân loại để bỏ những lát hoa quả không đạt chất lượng, có thể là do bị cháy hoặc chưa đạt độ ẩm như yêu cầu.
Còn lại bạn để bên ngoài, có thể dùng quạt gió để làm nguội hoàn toàn những hoa quả được sấy đạt chất lượng, đây là công đoạn bắt buộc vì nếu bạn đem đi đóng túi luôn hoa quả rất dễ bị hiện tượng bốc hơi ẩm và gây mốc.
Giai đoạn 9, 10: Đóng bao –> Hoa quả khô
Khâu cuối cùng của quy trình làm trái cây sấy là đóng gói hoa quả sau khi sấy khô, tùy từng loại hoa quả bạn cần áp dụng cách đóng gói khác nhau.
Bạn có thể sử dụng bao túi chất dẻo có đặc tính trong suốt, đàn hồi, dể dàng kín bằng nhiệt, chi phí thấp nhưng có một số bị thấm nước. Ngoài ra, còn có thể bảo quản rau, quả khô trong chum, vại hay thùng kim loại đậy kín.
Như vậy là bạn đọc đã có thể nắm bắt được quy trình làm trái cây sấy rồi đấy. Trong quy trình trên, quan trọng nhất vẫn là giai đoạn sấy và thiết bị sấy chính là yếu tố cốt lõi để làm nên thành công cho những mẻ sấy.
Lựa chọn thiết bị sấy phù hợp với cơ sở sản xuất
Ở thời buổi hiện tại, cách phơi nắng thông thường với nhiều rủi ro thời tiết và vấn đề an toàn thực phẩm đã dần được thay thế bởi tủ sấy khô và lò sấy công nghiệp. Vậy lựa chọn nào là phù hợp nhất với bạn ?
1. Máy sấy hoa quả công nghiệp
Máy sấy nông sản công nghiệp là thiết bị sấy hiệu quả các loại hoa quả, cho thành phẩm đẹp mắt. Thiết bị sử dụng bền bỉ, năng suất đa dạng với số khay từ 6 khay đến 32 khay,… thích hợp với nhiều cơ sở khác nhau.
2. Nhà máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời
Đây là biện pháp khá mới nhưng được nhiều cơ sở sử dụng rất hiệu quả, chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng lượng điện tiêu hao cực thấp, do thiết bị hoạt động theo nguyên lí của máy sấy hiệu ứng nhà kính – sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời.
Công nghệ sấy sử dụng năng lượng mặt trời thích hợp cho nhu cầu sản xuất vừa và lớn. Hiện ở các cơ sở khác đang lắp đặt với giá khoảng 30 triệu/m2 nhưng bạn có thể liên hệ đến Viễn Đông để nhận mức giá 8 – 10 triệu/m2, tính ra khoảng 200 triệu cho máy sấy thuốc bắc năng lượng mặt trời 24m2.
3. Mô hình máy sấy nông sản công nghiệp kín
Chi phí đầu tư rất cao, lên tới 1,5 tỷ đồng, cùng với đó là điện năng tiêu hao mỗi tháng nhiều, song thiết bị đảm bảo chất lượng thành phẩm và năng suất ổn định không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
–> Lựa chọn thiết bị nhà kính phơi sấy nông sản hay thiết bị nào là còn phụ thuộc vào quy mô của cơ sở bạn thế nào, song có thể thấy rằng lựa chọn thiết bị sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời là sự lựa chọn tốt nhất cho các cơ sở vừa và lớn.
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt nhà sấy nông sản, hãy liên hệ đến Viễn Đông để được tư vấn cụ thể hơn về máy sấy khô thực phẩm hay lò sấy năng lượng mặt trời nhé!
>>> Giật mình vì giá trị từ nhà sấy thuốc bắc năm 2020 mang lại