Contents
Làm bánh mì handmade rất đơn giản. Thế nhưng trong quy mô công nghiệp, quy trình sản xuất bánh mì lại rất phức tạp. Hầu hết các bước trong quy trình sản xuất đều được kiểm tra rất kỹ lưỡng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất bánh mì công nghiệp nhé!
6 bước trong quy trình sản xuất bánh mì
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Tùy vào loại bánh muốn sản xuất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại bột mì và các chất phụ gia cần thiết. Nguyên liệu chính để làm bánh mì bao gồm: bột mì, nước, nấm men, đường, muối….với các loại bánh mì ngọt thì có thể cả bơ, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa…
- Với bột mì, tốt nhất là dùng các loại bột mì mà công thức yêu cầu. Sử dụng sai bột mì có thể khiến bánh dai hơn, kém hấp dẫn hơn.
- Nước: Lượng nước dùng trong việc làm bánh mì thường là không cố định mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: hàm lượng gluten trong bột, độ mới – cũ của bột…
- Men nở có 3 loại chính, cách thức sử dụng và định lượng khác nhau.
Ngoài các nguyên liệu kể trên thì khi làm bánh mì, đặc biệt là các loại bánh mì thuộc nhóm “béo” thì thường sẽ cần thêm, đường, trứng, sữa và các sản phẩm khác….các chất ngọt và béo sẽ làm bánh mềm hơn.
Bước 3: Trộn bột
Đối với bước trộn bột trong quy trình sản xuất bánh mì, bạn có thể chia làm 2 lần trộn để bột đạt chất lượng tốt nhất:
- Lần 1: Cho bột và các nguyên liệu đã chuẩn bị theo công thức vào máy nhồi bột. Nhồi trong khoảng 5 – 6 phút để bột tạo thành một khối đồng nhất.
- Lần 2: Bổ sung các chất phụ gia như men nở, muối… vào cối trộn bột. Bạn có thể thử kiểm tra độ đàn hồi và độ đặc của khối bột. Nếu chưa đạt thì có thể điều chỉnh bằng cách cho thêm nước hoặc bột khô.
Bước 4: Chia bột
Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất bánh mì chính là chia bột. Bột sau khi được trộn nhuyễn mịn sẽ được chia thành các phần nhỏ đồng đều và kích thước và khối lượng. Khối lượng trung bình của 1 chiếc bánh mì thường là 85 – 90g. Đây là công đoạn đòi hỏi người làm phải thật chính xác, tỉ mỉ, tránh sai sót quá lớn sẽ khiến bánh nở không đều trong quá trình ủ và chín không đều trong quá trình nướng.
Để quá trình chia bột diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, bạn có thể sử dụng máy chia bột 36 phần. Chỉ cần dàn đều bột đã được trộn vào khay và khởi động máy, bạn sẽ chỉ mất 3s để có 36 phần bột được chia đều nhau với tỷ lệ chính xác.
Bước 5: Se bột
Đây còn được xem là bước tạo hình bánh trong quy trình sản xuất bánh mì. Bột sau khi đã chia thành các phần bằng nhau sẽ được người thợ làm bánh cán dẹt sau đó vê thành hình bầu dục hoặc hình tròn tùy theo loại bánh.
Các cơ sở kinh doanh bánh mì lớn thường sử dụng máy se bột để hỗ trợ công đoạn này. Với máy se bột 3 băng, bạn chỉ cần 1 phút để tạo hình được 20 – 30 chiếc bánh mì, năng suất mà 2 người thợ làm bánh cũng không thể đáp ứng được.
Bước 6: Ủ bột
Bánh sau khi tạo hình sẽ được đem đi ủ. Quá trình ủ bột sẽ làm bánh có hương vị thơm ngon hơn, sau khi nướng sẽ có độ mềm xốp nhất định. Thời gian lên men sẽ phụ thuộc vào loại bột mì bạn sử dụng, các nguyên liệu phụ, lượng men cho vào, nhiệt độ, độ PH của môi trường lên men. Thời gian ủ bánh mì thủ công thường khoảng 3 – 4 tiếng.
Để đảm nhiệt độ và thời gian ủ bánh đạt chuẩn, bánh sau khi ủ giữ được độ ẩm, mềm mại bạn nên tham khảo tủ ủ bột. Tủ có thể cài đặt thời gian và nhiệt độ theo yêu cầu của bạn, đồng thời nhiệt độ sẽ ổn định trong suốt quá trình ủ bánh, bạn không cần lo chất lượng bánh bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Bước 7: Nướng bánh
Bánh sau khi ủ sẽ được xếp vào các khay của lò nướng. Nhiệt độ lý tưởng nhất để nướng bánh mì là 170 – 180ºC trong vòng 15 -17 phút tùy vào kích thước của bánh.
Các cơ sở sản xuất bánh mì hiện nay thường chọn sử dụng lò nướng bánh mì đối lưu hoặc lò nướng bánh mì xoay. Lò nướng đối lưu là thiết bị được thiết kế quạt đối lưu giúp khí nóng tuần hoàn bên trong lò, giúp bánh chín đều.
Lò nướng bánh mì xoay thường được ưa chuộng bởi các cơ sở sản xuất lớn, các trung tâm thương mại, siêu thị…
Dây chuyền làm bánh mì cơ bản chỉ với 60 triệu đồng!
Một dây chuyền máy móc hỗ trợ quy trình sản xuất bánh mì đầy đủ sẽ gồm những thiết bị sau:
Máy đánh bột – máy chia bột – máy se bột – tủ ủ bột – lò nướng bánh mì
Mỗi loại máy móc sẽ có nhiều mức năng suất khác nhau để khách hàng lựa chọn dựa trên nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên đối với những khách hàng lần đầu kinh doanh bánh mì, có ít vốn có thể đầu tư trước 3 thiết bị quan trọng:
Máy trộn bột – Tủ ủ bột – Lò nướng bánh mì
Máy trộn bột 7kg
Máy trộn bột làm bánh giúp trộn bột khỏe, tiết kiệm thời gian và công sức. Chỉ mất khoảng 6 – 10 phút bạn đã có được 7kg bột thành phẩm dẻo, mịn thay vì phải nhào bột bằng tay.
Máy nhào bột 7kg được làm toàn bộ từ inox chất lượng cao, không bám bột, dễ dàng vệ sinh. Dung tích khối trộn lên tới 50L, trộn tối đa 7kg bột. Càng đánh bằng thép cứng, chịu lực được sơn tĩnh điện tạo độ chắc chắn và độ bền cao.
Tủ ủ bột 16 khay
Với dây chuyền sản xuất bánh mì cơ bản, năng suất 500 ổ/ngày, khách hàng nên sử dụng tủ ủ bột 16 khay dùng điện. Bạn sẽ chỉ mất 1 tiếng 30 phút để ủ 160 – 200 bánh.
Tủ ủ bột có 2 chế độ ủ nóng và ủ hơi nước để khách hàng sử dụng. Bảng điều khiển nằm ngay trên thân máy hỗ trợ thao tác dễ dàng. Chân tủ có gắn bánh xe chịu lực giúp di chuyển dễ dàng chốt khóa bánh xe cố định khi tủ đã vào vị trí sử dụng.
Lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay
Lò nướng là thiết bị quan trọng trong quy trình sản xuất bánh mì, bánh ngọt. Có nhiều loại lò nướng bánh mì khác nhau như: Lò nướng đối lưu – lò nướng bánh mì xoay, lò nướng bánh mì 5 khay, 8 khay, 10 khay…Tuy nhiên, với dây chuyền sản xuất bánh mì 60 triệu thì bạn nên chọn lò nướng đối lưu 5 khay.
Với thiết bị này, bánh sẽ được nướng với độ nở tiêu chuẩn, vỏ vàng giòn và đều ở tất cả các khay. Lò nướng bánh mì dạng xoay cho chất lượng bánh ổn định lên tới 100% thì lò nướng đối lưu cũng đạt 95%.
Giá dây chuyền làm bánh mì cơ bản Viễn Đông
lonuongbanhmi.net gửi đến khách hàng báo giá các thiết bị trong dây chuyền làm bánh mì mới nhất cập nhật tháng 12/2022
Thiết bị |
Giá bán |
Máy trộn bột 7kg |
14.800.000 |
Tủ ủ bột 16 khay điện |
11.000.000 |
Lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay Việt Nam |
32.500.000 |
Lưu ý: Giá lò nướng bánh và tủ ủ bột chưa bao gồm các khay sóng bên trong. Giá dây chuyền chưa bao gồm phí vận chuyển, lắp đặt…Toàn bộ sản phẩm được bảo hành 12 tháng, bảo trì trọn đời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình sản xuất bánh mì và tư vấn lựa chọn dây chuyền sản xuất phù hợp cho người mới bắt đầu. Tất cả các thiết bị hỗ trợ quy trình sản xuất bánh mì đều được cung cấp bởi công ty CP SX & XNK Viễn Đông. Quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của công ty vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến ngay các chi nhánh gần nhất để được tư vấn!
Chi nhánh |
Địa chỉ |
Hotline kinh doanh |
Hotline kỹ thuật |
Hà Nội |
C32 ngõ 409 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội |
0962 740 456 |
0981 076 123 |
Đà Nẵng |
108 Nguyễn Thái Bình, P Hòa Minh, Q Liên Chiểu, Đà Nẵng |
0906 784 555 |
0902 480 456 |
Hồ Chí Minh |
299/8D Lý Thường Kiệt, P15, Q11, Hồ Chí Minh |
0979 208 345 |
0907 019 456 |
Cần Thơ |
136 Lý Thái Tổ, KDC Hưng Phú, Cái Răng, Cần Thơ |
0906 794 345 |
0931 662 378 |